T5, 08 / 2020 6:16 chiều | hanhdalat

Bạn đang muốn thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh mà không biết thủ tục theo luật mới nhất ra sao? Không biết thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu? Không biết thay đổi những nội dung nào thì cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh/thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue.

Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh tại Lâm Đồng

I. Khi nào phải thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh?
Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh tuy đơn giản nhưng cần kiến thức chuyên môn nhất định. Doanh nghiệp cần phải đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh trong những trường hợp cụ thể như

1. Thay đổi tên doanh nghiệp
Việc thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp thì cần tiến hành thực hiện thay đổi con dấu và hóa đơn VAT. Hơn nữa, cần thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp trên biểu hiệu treo tại trụ sở chính. Và thông báo những việc thay đổi này đến các cơ quan như ngân hàng, đơn vị cung cấp chữ ký số token…

2. Thay đổi địa chỉ của trụ sở chính
Trường hợp này cần kết hợp thay đổi cả con dấu của doanh nghiệp. Tiếp đến, cần thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp trên bảng hiệu và mẫu hóa đơn điện tử. Hơn nữa, nên tiến hành việc thông báo thay đổi đến các cơ quan như thuế, ngân hàng, đối tác làm ăn.

3. Thay đổi thông tin cá nhân của các chủ sở hữu, thành viên có tên trong giấy đăng ký kinh doanh
Ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc số CMND hoặc hộ chiếu

4. Thay đổi loại hình doanh nghiệp
Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp chuyển đổi từ

  • Công ty TNHH Một Thành Viên (MTV) thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH MTV
  • Công ty TNHH thành công ty Cổ Phần
  • Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thành công ty Cổ Phần
  • Doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH
  • Và nhiều trường hợp chuyển đổi loại hình khác
    Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì trên giấy phép kinh doanh sẽ ghi nhận việc chuyển đổi này như sau

5. Thay đổi thành viên trong công ty
Trong trường hợp tăng thành viên góp vốn, giảm thành viên công ty

6. Thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp
7. Thay đổi người đại diện pháp luật (giám đốc, tổng giám đốc hay chủ tịch công ty)
8. Thay đổi các thông tin chung như email, số điện thoại, website
Theo đó, nếu các doanh nghiệp nằm một trong một số các trường hợp như trên thì chúng ta cần phải thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh.

II. Giấy tờ cần cung cấp khi thay đổi giấy phép
Để thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh phải chuẩn bị giấy tờ cần thiết cơ bản. [bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân nếu có thành viên mới hoặc thay đổi thông tin trên giấy tờ chứng thực cá nhân ( CMND, CCCD, Hộ Chiếu)]

III. Có cần phải nộp lại giấy phép cũ sau khi đã thay đổi
Không cần phải nộp lại giấy phép kinh doanh cũ trong trường hợp giấy phép được cấp đổi lại theo thông tin mới

IV. Trường hợp thay đổi thông tin không cần cấp lại giấy phép kinh doanh mới

  • Thay đổi thông tin cổ đông góp vốn đối với công ty cổ phần
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh (bổ sung hoặc giảm ngành nghề)
  • Trường hợp này doanh nghiệp sẽ được cấp giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

V. Hồ sơ thay đổi thông tin trên giấy phép
– Quyết định của Hội đồng thành viên/quản trị

– Biên bản họp của Hội đồng thành viên/quản trị – Thông báo thay đổi thông tin cho sở kế hoạch đầu tư

– Bản sao CMND, Căn cước hoặc hộ chiếu. (trong trường hợp thêm hoặc thay đổi thành viên công ty hoặc thay đổi thông tin cá nhân)

– Giấy tờ pháp lý khác trong trường hợp đặc biệt

VI. Quy trình thay đổi giấy phép kinh doanh
Để thực hiện việc thay đổi đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp có thể tự làm. Một số cá nhân và doanh nghiệp có thể sử dịch dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh . Thông thường, quy trình được tiến hành với những bước cơ bản như:

  • Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
  • Soạn thảo hồ sơ theo quy định
  • Thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh (hồ sơ có thể nộp qua mạng hoặc nộp trực tiếp)
  • Nhận kết quả của phòng đăng ký kinh doanh
    + Thực hiện khắc dấu và thông báo thay đổi mẫu dấu mới đối với trường hợp những công ty thực hiện việc thay đổi địa chỉ khác quận hay tên, loại hình công ty

Trước khi thực hiện việc nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh. Các doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra kỹ những thông tin thay đổi trong giấy phép để có được sở kế hoạch đầu tư có chấp nhận hay không.

Trên đây là những thông tin quan trọng và cần thiết cho những công ty và doanh nghiệp muốn thực thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh. Trước khi tiến hành, chúng ta cần chú ý những lưu ý về nguyên tắc cũng như hồ sơ để thực hiện đúng và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục