T3, 09 / 2020 9:18 chiều | hanhdalat

FDI đang đóng góp nhiều cho ngân sách của các tỉnh. Đóng góp ngân sách của doanh nghiệp FDI ở Vĩnh Phúc chiếm 93,5%, Bắc Ninh 72%, Đồng Nai 63%, Bình Dương 50%…

Đóng góp của FDI vào ngân sách các tỉnh

Trong tờ trình chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 – 2030 vừa gửi Thủ tướng, Bộ Kế hoạch – đầu tư (KH-ĐT) cho hay tính đến hết tháng 8-2020 đã có 32.539 dự án đầu tư FDI đang hoạt động tại Việt Nam; tổng vốn đăng ký là hơn 381 tỉ USD, trong đó 233 tỉ USD đã giải ngân. Khối này đang đóng góp khoảng 20% GDP.

Năm 2019, khu vực FDI xuất khẩu đạt 181 tỉ USD, chiếm 71,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tạo khoảng 10 triệu việc làm, năng suất lao động cao gấp 2,4 lần năng suất chung cả nước.

Đặc biệt, tại nhiều địa phương, đóng góp ngân sách của doanh nghiệp FDI chiếm tỉ trọng lớn: Vĩnh Phúc chiếm 93,5%, Bắc Ninh 72%, Đồng Nai 63%, Bình Dương 50%. Trong giai đoạn 2011 – 2019, khu vực FDI đóng góp khoảng 28% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm.

Tuy nhiên, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam sử dụng công nghệ cao, 80% sử dụng công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ thấp. Cũng theo Bộ KH-ĐT, đến nay chưa có chính sách hiệu quả để khắc phục tình trạng một số doanh nghiệp FDI chuyển giá, lãi thật lỗ giả.

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ năm 2014 đến nay, vốn vay của các doanh nghiệp FDI tăng mạnh, thường chiếm khoảng 80% tổng vốn vay nước ngoài toàn nền kinh tế.

Bộ KH-ĐT cũng đưa ra 5 dạng đầu tư “chui”, núp bóng của doanh nghiệp FDI, của nhà đầu tư cá nhân nước ngoài cần sớm được khắc phục, điển hình là đầu tư thông qua tổ chức và cá nhân người Việt hoặc dùng pháp nhân nước khác để đầu tư tại lô đất, vị trí liên quan tới quốc phòng, an ninh, sau đó mua nốt phần vốn góp còn lại…

Bộ KH-ĐT nhận định đã đến lúc Việt Nam phải thay đổi, thu hút FDI dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao, cải thiện hạ tầng, ban hành các chính sách và cơ chế linh hoạt chứ không chỉ dựa vào nhân công giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi…

Một số vấn đề đặt ra

Bên cạnh những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của Việt Nam, thực tiễn cũng cho thấy, vẫn còn với những tồn tại, hạn chế trong khu vực FDI tạo ra những tác động ngoài mong muốn đối với kinh tế – xã hội, bao gồm:

– Hiệu quả đầu tư không cao so với tiềm năng và thế mạnh của DN FDI: Vì mục tiêu lợi nhuận, FDI thường đầu tư vào những ngành, lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao như: khai thác tài nguyên nhiên nhiên, gia công, lắp ráp sản phẩm sử dụng nhiều lao động.

Như vậy, chỉ khai thác thế mạnh, mà không tạo được sự phát triển lan tỏa ra các ngành, làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam.

Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vẫn là những mặt hàng truyền thống: Dệt may, giày dép, túi xách, lâm khoáng sản, kể cả điện thoại, máy tính cũng là những ngành sử dụng nhiều lao động.

– Chuyển giao công nghệ chưa như kỳ vọng: Hầu hết các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam là từ các nước châu Á, có công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, các nước Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có công nghệ tiên tiến, hiện đại lại chiếm tỷ trọng nhỏ.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, 80% DN FDI có công nghệ trung bình, 14% công nghệ thấp và lạc hậu, 6% là công nghệ cao. Bên cạnh đó, các DN FDI đầu tư công nghệ thấp, sai địa điểm, sai mục đích, công suất sử dụng thấp so với mức tối đa cho phép, trình độ người lao động thấp, không có khả năng tiếp thu và vận hành công nghệ hiện đại.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được  luật sư tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục