T2, 08 / 2020 5:52 chiều | hanhdalat

Chữ ký số và những ứng dụng của chữ ký số tại Việt Nam. Giao dịch điện từ ngày càng trở nên phổ biến với các doanh nghiệp hiện nay, nhằm rút ngắn thời gian và quy trình khi tạo lập văn bản in rồi ký tên, đóng dấu. Việc sử dụng chữ ký số làm cho những thủ tục kia dần dần chuyển sang quy trình số hóa hoàn toàn. Cùng tư vấn Blue tìm hiểu về Ứng dụng chữ ký số nhé.

Ứng dụng chữ ký số

Khái niệm chữ ký số
Chữ ký số có tên gọi khác là token. Là dạng chữ ký điện tử được triển khai dựa trên công nghệ mã hóa công khai. Được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh thương mại trực tuyến.

Thiết bị thể hiện chữ ký số chính là USB Token. Đây là thiết bị phần cứng có vai trò dùng để tạo ra cặp khóa công khai, đồng thời lưu trữ thông tin của khách hàng một cách bí mật.

Lợi ích của chữ ký số (USB Token)

  • Tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí
  • Doanh nghiệp có thể nộp thuế trực tuyến, mọi lúc mọi nơi
  • Nâng cao hiệu quả, linh hoạt giải quyết vấn đề phát sinh
  • Kê khai được nhiều lĩnh vực: Hải quan, BHXH, khai thuế, nộp thuế, chữ ký số…
  • Thời hạn nộp báo cáo, thuế hằng tháng trực tuyến 24/24
  • Ký và xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng…
  • Bản chất của việc sử dụng thiết bị chữ ký số
  • Bản chất của việc sử dụng thiết bị chữ ký số là lưu trữ và bảo vệ an toàn khóa riêng chứa các thông tin bí mật của cá nhân, doanh nghiệp.
  • Lưu giữ thông tin khóa bí mật cũng như chứng thư số của thuê bao\Có khả năng lưu trữ lớn và tốc độ xử lý cao (32bit)
  • Phù hợp với người dùng cá nhân và cơ quan sử dụng với lưu lượng vừa phải

Mỗi chữ ký số có một số series duy nhất gồm 8 hoặc 10 ký tự ở mặt dưới. Khi nhấn nút trên chữ ký số, một dãy các mã số ngẫu nhiên sẽ xuất hiện và thay đổi liên tục từ 30 đến 60 giây.

Mỗi mã số của chữ ký số (token) chỉ có hiệu lực duy nhất đối với một giao dịch và với mỗi khách hàng cụ thể. Đặc biệt, chuỗi số này được tạo bởi thuật toán rất phức tạp nên vô cùng đảm bảo, chưa có người nào bẻ khóa thành công.

Cơ sở pháp lý của chữ token
Khi tiến hành giao dịch điện tử, người sử dụng là cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải sử dụng chữ kí số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số cấp. Quá trình sử dụng chữ kí số bao gồm 2 quá trình:

  • Tạo chữ kí bằng cách sử dụng khóa bí mật để ký số
  • Kiểm tra chữ kí để kiểm tra khóa công khai có hợp lệ hay không
  • Thông tin có trong chữ kí số của doanh nghiệp
  • Tên của Doanh nghiệp, Mã số thuế
  • Số hiệu của chữ kí số
  • Thời hạn có hiệu lực
  • Tên của tổ chức chứng thực
  • Chữ ký số của tổ chức chứng thực
  • Phạm vi sử dụng
  • Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
    Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông
    Như vậy, chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay và con dấu doanh nghiệp.

Mục đích của chữ ký số
Kê khai
Chữ ký số dùng để ký và xuất hóa đơn điện tử, kê khai nộp thuế online, kê khai hải quan, nộp thuế, giao dịch qua ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, đăng ký kinh doanh tại cổng thông tin quốc gia và các cơ quan hành chính… bằng hình thức trực tuyến mà không phải in các tờ kê khai hoặc đóng dấu đỏ của công ty.

Ký hợp đồng
Bên cạnh việc kê khai online, các doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số dùng để ký kết hợp đồng với các đối tác làm ăn trực tuyến mà không cần phải hẹn gặp trực tiếp. Với chữ ký số, hai bên chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi qua email là hoàn tất thủ tục một cách nhanh gọn.

Trao đổi dữ liệu
Ngoài ra, chữ ký số sẽ giúp việc trao đổi dữ liệu giữa cá nhân – tổ chức Nhà nước, hay giữa các tổ chức cơ quan Nhà nước trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn. Điều này vừa đảm bảo tính pháp lý vừa tiết kiệm thời gian, không phải in ấn các hồ sơ.

Đặc biệt nhờ vào chữ ký số, việc ký kết các văn bản cũng có thể diễn ra ở bất cứ đâu, vào bất kỳ thời gian nào, không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý, vùng miền, khu vực.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục