LHQ nhận định vai trò công xưởng thế giới đang khiến các quốc gia trong khu vực chịu ảnh hưởng đặc biệt lớn từ sự đình trệ do đại dịch COVID-19 gây ra.
“Dòng vốn chảy vào các nền kinh tế đang phát triển của châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự dễ tổn thương của họ trước tình trạng đình trệ của chuỗi cung ứng, sức nặng của FDI tại khu vực và áp lực toàn cầu về đa dạng hóa địa điểm sản xuất”, báo cáo mới viết.
Báo cáo đầu tư thế giới thường niên do Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố ngày 16-7.
Theo báo cáo này, các nền kinh tế đang phát triển của châu Á, tính cả Singapore, Hong Kong và Hàn Quốc, nhận được gần 1/3 dòng FDI của thế giới trong năm 2019 với tổng giá trị lên đến 437,9 tỉ USD.
Các khoản đầu tư mới (GI) trong khu vực như nhà xưởng, trung tâm nghiên cứu và văn phòng đều đã giảm 37% từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái. Các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên biên giới trong tháng 4 thấp hơn 30% so với mức trung bình hàng tháng của năm 2019, mặc dù đã có cải thiện sau tháng 3.
Trung Quốc là nền kinh tế chiếm 29% dòng vốn đầu tư vào khu vực trong năm 2019. Nếu loại trừ ngành tài chính, lượng đầu tư vào nước này đã thấp hơn 13% trong quý 1-2020.
Tại Đông Nam Á, đầu tư mới trong ngành công nghiệp sản xuất ôtô và đồ điện tử trong quý 1-2020 đã giảm lần lượt là 67% và 36%, so với mức trung bình theo quý của năm 2019. Đông Nam Á được xem là động cơ thu hút vốn FDI của châu Á.
Ngoài các biện pháp phong tỏa trong nước và sự ngắt quãng trong lao động, ngành sản xuất của Đông Nam Á cũng đối mặt với khó khăn từ việc thiếu hụt nguồn cung. Nguồn cung linh kiện điện tử từ Trung Quốc chiếm 40-60% trong các nhà xưởng tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, theo báo cáo mới.
Nhìn chung, FDI của các nền kinh tế phát triển châu Á đã giảm 5% trong năm ngoái, phần lớn vì Hong Kong giảm 34% và Hàn Quốc giảm 13%. Nguyên nhân xuất phát từ các bất ổn xã hội của Hong Kong và tình hình căng thẳng trong quan hệ thương mại Nhật – Hàn.
“Đại dịch hiện nay là cú sốc về nguồn cung, nhu cầu và cả chính sách đối với FDI”, báo cáo của UNCTAD nhận định.
Các chuyên gia của UNCTAD dự đoán đầu tư xuyên biên giới toàn cầu sẽ hồi phục từ năm 2022, cũng như cảnh báo những xu hướng xuất hiện từ COVID-19 sẽ “để lại hệ quả lâu dài đối với trật tự sản xuất quốc tế trong thập kỷ đến năm 2030”.
Những xu hướng này bao gồm ý muốn theo đuổi quyền tự chủ chuỗi cung ứng và “sự thay đổi chính sách theo hướng chủ nghĩa dân tộc kinh tế” của các nền kinh tế.
Dự đoán dòng vốn FDI sẽ đến Việt Nam nhiều hơn vì Việt Nam là thị trường rất hấp dẫn, với dân số gần 100 triệu người, tầng lớp trung lưu đang tăng với sức tiêu dùng mạnh mẽ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang cải thiện đáng kể môi trường đầu tư.
Sang năm 2021, đầu tư sẽ được đẩy mạnh nhờ cải thiện giải ngân đầu tư công, hoạt động sản xuất tiếp tục chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam, kinh tế Trung Quốc phục hồi và Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh châu Âu đi vào thực hiện. Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đã công bố danh sách 15 doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển hoạt động sản xuất của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp chuyển sang Việt Nam sản xuất thiết bị y tế; các doanh nghiệp còn lại sản xuất thiết bị bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hòa không khí hoặc mô-đun nguồn
Mọi thắc mắc về đầu tư nước ngoài, quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.