T2, 09 / 2020 9:33 chiều | hanhdalat

Kế toán tiền lương (Paymaster Accountant) là vị trí kế toán viên chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương dựa vào các yếu tố: bảng chấm công, chấm tăng ca, bảng theo dõi công tác, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng lao động, hợp đồng khoán (nếu có), bảng kê chi tiết phụ cấp… để lập bảng tính lương, thang tính lương, thanh toán lương cùng các chế độ bảo hiểm xã hội cho toàn bộ nhân viên trong khách sạn – nhà hàng sao cho hợp lý nhất.

Kế toán tiền lương bên cạnh việc tính lương hợp lý và chính xác cho nhân viên; còn phải đảm bảo cân bằng chi phí cho doanh nghiệp. Hãy cùng tư vấn Blue Tìm hiểu về Kế toán tiền lương.

Tìm hiểu về Kế toán tiền lương

1. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương:
– Theo dõi, phản ánh kịp thời số lượng người lao động, thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động vào từng bộ phận có liên quan.

– Dựa vào bảng chấm công và các giấy tờ liên quan như giấy xin nghỉ phép, quy chế lương thưởng,…tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp,…theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của DN.

– Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoạch quỹ lương kỳ sau.

– Xây dựng thang bảng lương để nộp cho cơ quan bảo hiểm.

– Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

2. Yêu cầu đối với kế toán tiền lương
– Có chuyên môn, biết cách tính và khai báo các khoản phụ cấp, thu nhập các khoản khấu trừ.

– Nắm thông tin bảng lương của nhân viên, phụ cấp, BHXH..

– Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tính lương: ngày giờ làm việc, bảo hiểm..

– Biết khai báo thuế TNCN.

3. Các chứng từ sử dụng kế toán tiền lương
– Bảng chấm công.

– Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.

– Hợp đồng lao động.

– Bảng thanh toán lương và BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

– Lập đề nghị thanh toán lương,

– Bảng tạm ứng lương.

– Báo cáo quyết toán thuế TNCN.

– Bảng thanh toán tiền thưởng.

– Các quyết định thôi việc, chấm dứt Hợp đồng

– Các hồ sơ, giấy tờ khác liên quan

4. Tài khoản sử dụng chính – Kết cấu tài khoản 334
– Phát sinh bên Nợ: các khoản khấu trừ vào tiền lương, công của NLĐ ( trừ tiền tạm ứng, các khoản trích bảo hiểm, thuế TNCN), số tiền lương đã thanh toán.

– Số dư bên Nợ: Tạm ứng trước lương cho nhân viên

– Số dư bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho CNV.

5. Các nghiệp vụ liên quan đến kế toán tiền lương chủ yếu
a. Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)
Nợ TK 154 (Thông tư 113)

Nợ TK 622 (Thông tư 200)

Nợ TK 6421 ( Nhân viên bán hàng)

Bạn đang xem: Công việc của kế toán tiền lương

Nợ TK 6422 ( Nhân viên QLDN)

Có TK 334

b. Trích các khoản theo lương quy định (tính vào chi phí) 23,5% lương đóng bảo hiểm (BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1%, CPCĐ 2%)
Nợ TK 6422 ( phần DN chịu)

Có TK 3382 (CPCĐ 2%)

Có TK 3383 (BHXH 17,5%)

Có TK 3384 (BHYT 3%)

Có TK 3389 (BHTN 1%)

c. Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động
Nợ TK 334 (10,5%) ( phần NLĐ chịu)

Có TK 3383 (BHXH 8%)

Có TK 3384 (BHYT 1,5%)

Có TK 3389 (BHTN 1%)

d. Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
Nợ TK 3382 (CPCĐ 2%)

Nợ TK 3383 (BHXH 25,5%)

Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)

Nợ TK 3389 (BHTN 2%)

Có TK 112 (34%)

e. Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Nợ TK 334

Có TK 3335 Thuế TNCN

f. Thanh toán tiền lương cho công nhân viên
Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

g. Nộp thuế Thu nhập cá nhân:
Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý

Nợ TK 3335

Có TK 111, 112

h. Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 3383, 3384, 3389

Có TK 111, 112

i. Nộp Công đoàn lên sở lao động
Nợ TK 3382

Có TK 111, 112

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được luật tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục