T7, 08 / 2020 2:19 chiều | hanhdalat

Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và thẩm mỹ của con người ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu đó, các trung tâm, phòng tập gym được thành lập với quy mô lớn và trên diện rộng nhằm cung cấp cho mọi người các dịch vụ về phòng tập. Hiện nay, pháp luật cũng quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục để thành lập và hoạt động phòng tập gym. Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có thể nắm rõ được các quy định này. Tư vấn Blue xin cung cấp cho quý khách về Thủ tục đăng ký kinh doanh phòng gym tại Lâm Đồng

Thủ tục đăng ký kinh doanh phòng gym tại Lâm Đồng

Hồ sơ gồm có:

1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thể dục thẩm mỹ

2. Bản sao giấy chứng minh nhân dân (có công chứng)

3. Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh:

+ Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.

4. Bản sao văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Huấn luyện viên, Hướng dẫn viên thể hình phù hợp với nội dung đăng ký hoạt động.

5. Được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh.

6. Bản cam kết hoạt động đúng lĩnh vực đăng ký.

– Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Trình tự thực hiện:

+Hộ kinh doanh đủ điều kiện hoạt động thể hình trực tiếp đến Sở Văn hóa thể thao và du lịch nơi đặt phòng tập thể hình để được hướng dẫn thủ tục.

+ Sau khi được hướng dẫn, người có nhu cầu kinh doanh đến nộp hồ sơ tại Sở Văn hóa thể thao và du lịch.

+ Bộ phận tiếp nhận sẽ nhận hồ sơ hoặc trả kết quả kiểm tra nếu thiếu hoặc cần sửa đổi, bổ sung thì hướng dẫn, yêu cầu thực hiện theo đúng quy định. Khi hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mới làm thủ tục tiếp nhận, vào sổ theo dõi và viết phiếu hẹn trả kết quả.

Sau đó, bộ phận này chuyển hồ sơ đến phòng chuyên môn thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận.

Sau khi UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, Phòng chuyên môn chuyển hồ sơ đến bộ phận một cửa để trả cho người có nhu cầu kinh doanh, hộ kinh doanh và thu phí theo quy định.

Theo Luật TDTT, Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:

+ Có đủ đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;

+ Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh

– Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

1. Theo Nghị định 112/2007/ND – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật TDTT, địa điểm hoạt động môn thể dục thể hình phải đảm bảo điều kiện sau:

– Địa điểm tập luyện môn thể dục thể hình phải có mái che, diện tích từ 60m2 trở lên; khoảng cách giữa các thiết bị tập luyện thể dục thể hình từ 1m trở lên;

– Mặt sàn phải bằng phẳng, không trơn trượt, không biến dạng;

– Có hệ thống chiếu sáng độ rọi từ 150Lux trở lên;

– Có hệ thống thông gió đảm bảo thông thoáng;

– Có âm thanh, tiếng ồn không vượt quá 90dBA;

– Có tủ thuốc sơ cấp cứu, khu vực thay đồ và gửi quần áo, vệ sinh, để xe;

– Bảng nội quy quy định giờ tập luyện, các quy định bảo đảm an toàn khi tập luyện, không hút thuốc, uống rượu, bia;

– Đảm bảo thời gian hoạt động, an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ theo quy định.

2. Trang thiết bị tập luyện phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu tập luyện của người tập, không gây nguy hiểm, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập.

(Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cung cấp tại cơ sở thể thao tổ chức hoạt động Thể dục thể hình tham khảo tại Phụ lục kèm theo Thủ tục này)

– Điều kiện về nhân viên chuyên môn

Chủ doanh nghiệp hay người điều hành chính cần có chứng chỉ huấn luyện viên (HLV) thể dục thể hình, có đầy đủ kiến thức về việc luyện tập, chế độ dinh dưỡng và điều trị chấn thương.

Theo thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TDTT. Trình độ chuyên môn của cộng tác viên thể dục, thể thao được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chuẩn sau đây:

Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp II trở lên;

Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên;

Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng cấp.

Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

+ Mỗi cơ sở phải có ít nhất 01 huấn luyện viên và 01 hướng dẫn viên thường xuyên có mặt tại Phòng tập trong suốt thời gian hoạt động.

+ Hộ kinh doanh hoạt động thể thao chỉ được sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động, trong trường hợp sử dụng thường xuyên trên 10 lao động thì phải đăng ký thành lập doah nghiệp.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục