Bạn muốn thành lập công ty cho thuê tài chính tại Đà Lạt nhưng lại không biết phải chuẩn bị những gì? Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp ra sao? Hay sau khi mở công ty cần phải làm gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này một cách chi tiết nhất.
Điều kiện để thành lập và hoạt động công ty cho thuê tài chính
Công ty cho thuê tài chính được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho thuê tài chính khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu là 150 tỷ đồng;
- Chủ sở hữu công ty cho thuê tài chính là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viê sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn;
- Người quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 50 của Luật Các tổ chức tín dụng.
- Có điều lệ phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi; không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
- Bên cạnh đó, các công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện trên và các điều kiện kèm theo theo quy định của pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập công ty tài cho thuê tài chính bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Lưu ý: Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế (mẫu 06);
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp;
- Đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Đăng ký chữ ký số điện tử;
- Đăng ký nộp thuế điện tử;
- In và đặt in hóa đơn lần đầu;
- Kê khai và nộp thuế môn bài;
- Ghi nhận và thực hiện góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.