T6, 09 / 2020 8:47 chiều | hanhdalat

Thành lập công ty con hay bất cứ một loại hình công ty, với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng dễ dàng với tư vấn Blue. Vì chúng tôi có các chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chung tôi luôn cam kết chất lượng tốt nhất, nhanh nhất và giá cả cạnh tranh nhất. Hãy tìm hiểu Thủ tục thành lập công ty con tại Lâm Đồng qua bài viết sau.

Thủ tục thành lập công ty con tại Lâm Đồng

Công ty con là gì? Công ty mẹ là gì?
Để hiểu về khái niệm công ty con (hay còn gọi là công ty trực thuộc), trước hết bạn cần nắm rõ thế nào là công ty mẹ để hiểu mối quan hệ giữa 2 loại công ty này. Theo Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014, một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khác khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (đối với công ty cổ phần).

– Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc.

– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty.

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Bên cạnh đó, các công ty con có cùng công ty mẹ (mà công ty mẹ này có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước) không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp.

Có thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Như vậy một công ty mẹ có thể có nhiều công ty con, nhưng một công ty con chỉ có một công ty mẹ.

Công ty thành viên là gì? Công ty thành viên có phải là công ty con?
Công ty A nắm giữ dưới 50% cổ phần của công ty B và công ty C. Lúc này, công ty B và C là công ty thành viên của công ty A. Vì vậy hiểu đơn giản, công ty thành viên là công ty được một công ty nào đó nắm giữ dưới 50% cổ phần. Một công ty có thể là thành viên của nhiều công ty khác. Nhưng chỉ có thể là công ty con của duy nhất một công ty.

Như vậy, một công ty vừa có thể làm công ty con, vừa có thể làm công ty thành viên của một hoặc nhiều công ty khác.

Tại sao cần thành lập công ty con?

Nhiều người sẽ hỏi thành lập nhiều công ty để làm gì, đã có chi nhánh rồi còn cần công ty con để làm gì? Câu trả lời rất đơn giản.

Đối với những công ty đa ngành nghề, việc hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực.

Như vậy, thành lập những công ty con sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực, cộng với đầu tư tài chính, máy móc cũng như công nghệ từ công ty mẹ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty con có thể phát triển chuyên về một lĩnh vực nhất định.

Trường hợp đặc biệt còn có rất nhiều công ty thành lập ra nhiều công ty con với lĩnh vực ngành nghề giống nhau. Việc này tạo cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho tổng công ty, cũng như tất cả công ty con.

Bên cạnh đó, việc thành lập chi nhánh hay công ty con là tùy nhu cầu phát triển của công ty. Chi nhánh bản chất là đơn vị thuộc công ty và chỉ hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh. Còn công ty con là có sự góp vốn đầu tư của công ty mẹ. Công ty mẹ có thể đầu tư 100% vốn hoặc có thể hợp tác với cá nhân, tổ chức khác để mở công ty (Công ty mẹ luôn chiếm 50% vốn trở lên), và công ty con hoàn toàn có thể đăng ký ngành nghề giống công ty mẹ hoặc khác công ty mẹ đều được, không bị hạn chế. Phân tích kĩ hơn thì công ty con có nhiều lợi thế, đồng thời cũng yêu cầu trách nhiệm cao hơn chi nhánh.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con cũng giống như thủ tục thành lập một công ty bình thường. Chỉ khác là sẽ có một cổ đông góp trên 50% vốn vào công ty con này. Cụ thể hồ sơ bao gồm:

– Điều lệ công ty.

– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.

– Danh sách thành viên, cổ đông (trong trường hợp công ty con là công ty TNHH từ hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).

– Tùy theo loại hình công ty mẹ mà bổ sung hồ sơ tương ứng: Nếu công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên/công ty TNHH hai thành viên trở lên/công ty cổ phần thì nộp thêm quyết định của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con.

Lưu ý: Người được công ty cử đại diện góp vốn vào công ty con không nhất thiết phải là thành viên đang nắm giữ vốn trong công ty mẹ.

– Giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ: Chỉ chuẩn bị trong trường hợp không phải là người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp.

Bên cạnh những giấy tờ trên, khi đi nộp hồ sơ cần kèm theo các giấy tờ chứng thực sau:

– Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên trong công ty.

– 1 bản giấy phép kinh doanh sao y công chứng của công ty mẹ.

– 1 bản giấy tờ chứng thực cá nhân sao y công chứng của người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục