T2, 08 / 2020 6:12 chiều | hanhdalat

Trong xu hướng toàn cầu hóa lĩnh vực dịch thuật (Biên dịch/Phiên dịch) là một trong những ngành nghề được cả xã hội coi trọng và có thu nhập cao. Để phát triển trong lĩnh vực biên dịch/phiên dịch việc thành lập công ty dịch thuật là yếu tố sống còn cho sự phát triển. Tư vấn Blue xin được giới thiệu Thủ tục thành lập công ty dịch thuật tại Lâm Đồng

Thủ tục thành lập công ty dịch thuật tại Lâm Đồng

Thực tế, công ty dịch thuật không nằm trong danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên để thành lập công ty dịch thuật, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề về người dịch, cộng tác viên dịch thuật theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP về Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và Thông tư 20/2015/TT-BTP hướng dẫn nghị định này như sau:

  • Người dịch phải đạt các tiêu chuẩn: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Có bằng cử nhân ngoại ngữ trở lên về thứ tiếng nước ngoài cần dịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với thứ tiếng nước ngoài cần dịch. Đối với ngôn ngữ không phổ biến (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Trung, tiếng Nhật,…) mà người dịch không có bằng cử nhân ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp đại học theo quy định trên thì phải thông thạo ngôn ngữ cần dịch.

Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch được làm cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp trong phạm vi cả nước. Người dịch là cộng tác viên của Phòng tư pháp phải kí hợp đồng cộng tác vien dịch thuật với Phòng Tư pháp, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch.

Khi xác định đã có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ dịch thuật, nhà đầu tư tiếp tục chuẩn bị một số giấy tờ sau để thành lập doanh nghiệp mới theo loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư đã chọn (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh…). Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

Nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp:
Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thành lập doanh nghiệp:
Nhằm trang bị cho khách hàng những kiến thức cơ bản của pháp luật về:

+ Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân…) và các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp.

+ Tư vấn về đặt tên doanh nghiệp (Tra cứu khả năng đăng ký tên doanh nghiệp) và tư vấn về đăng ký bảo hộ và thiết kế logo (Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa);

+ Tư vấn lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh (phù hợp với quy định của pháp luật về việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngành nghề yêu cầu chứng chỉ…);

+ Tư vấn về đăng ký thành viên/Cổ đông sáng lập phù hợp với Quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của công ty;

+ Tư vấn đăng ký vốn điều lệ/Vốn pháp định theo Quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của luật chuyên ngành.

+ Tư vấn về tỷ lệ, phương thức góp vốn và các vấn đề khác liên quan

+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội doanh nghiệp: Mô hình tổ chức và hoạt động, phương thức quản lý và điều hành, quyền và nghĩa vụ các cổ đông…;

+ Tư vấn pháp luật về thuế (Kê khai, quyết toán thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…);

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ được hoàn thiện ngay sau khi tiếp nhận đầy đủ các thông tin chính xác và hợp pháp của khách hàng, bao gồm: Biên bản thỏa thuận trước khi thành lập doanh nghiệp giữa thành viên/cổ đông sáng lập; Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp; Danh sách thành viên/Cổ đông sáng lập của doanh nghiệp; Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; Giấy ủy quyền của doanh nghiệp và các giấy tờ khác liên quan.

Thực hiện các công việc theo uỷ quyền:

Tư vấn Blue thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập doanh nghiệp với những nội dung công việc thực hiện cụ thể:

+ Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu;

+ Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;

+ Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;

+ Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Nhân viên tư vấn Blue sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên);

+ Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền;

+ Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty (Nhân viên tư vấn Blue sẽ cùng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên);

+ Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế và mã số hải quan cho doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục