T2, 08 / 2020 4:14 chiều | hanhdalat

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên từ 2 người trở lên và không vượt quá 50 người. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.Về cơ bản hai loại hình công ty này giống nhau ngoại trừ khác nhau do số lượng thành viên quyết định.

Với mục tiêu hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất cho các doanh nhân có nhu cầu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty tư vấn Blue có tư vấn thủ tục thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại tỉnh Lâm Đồng như sau.

Thủ tục thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại tỉnh Lâm Đồng

Định nghĩa công ty TNHH 1 thành viên Theo Điều 73 Luật doanh nghiệp 2014 mới nhất:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.

Để thành lập công ty TNHH MTV thì việc đầu tiên là phải chuẩn bị cụ thể thông tin, hồ sơ như sau:

Tên công ty: Tên công ty do doanh nghiệp tự chọn, có thể viết bằng tiếng Việt hoặc Tiếng Anh
Khi đặt tên công ty TNHH 1 thành viên thì bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau đây:

+ Thành tố thứ nhất: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

+ Thành tố thứ hai: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên riêng của doanh nghiệp không cần phải có nghĩa theo tiếng Việt, mà tên chỉ cần có các chữ cái được liệt kê trong bảng chữ cái tiếng Việt là được.

Tên công ty phải phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trùng tên với công ty khác, tránh gây nhầm lẫn.

Về địa chỉ định mở công ty: Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Địa chỉ kinh phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Có sổ hồng hoặc hợp đồng thuê nhà hợp lệ. Địa chỉ được ghi trong hồ sơ thành lập công ty phải có số nhà, tên đường, quận/huyện, thị xã/thị trấn, tỉnh/thành phố cụ thể rõ ràng và 4 cấp.

Ngành nghề kinh doanh cho việc thành lập: Ngành nghề kinh doanh là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sau này, ngành nghề kinh doanh của mình có được phép hoạt động tại nơi mình đặt trụ sở hay không? Ngành nghề của mình đã khớp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hay chưa? Ngành nghề kinh doanh của mình có phù hợp với quy hoạch phát triển vùng kinh tế, ngành kinh tế của từng địa phương hay không? Mình phải đăng ký ngành nghề như thế nào để vừa đủ điều kiện hoạt động kinh doanh hiện tại và dự định được những ngành nghề có kế hoạch hoạt động và phát triển trong tương lai.
Công ty TNHH 1 thành viên có thể đăng ký ngành nghề kinh doanh như các công ty khác theo mã ngành kinh doanh của Bộ kế hoạch đầu tư.

Về vốn điều lệ: Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập với 1 cá nhân hoặc tổ chức có vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu đăng ký, cá nhân hoặc tổ chức này có quyền đăng ký vốn điều lệ theo mong muốn và nhu cầu hoạt động của công ty mình.
Cần kê khai vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh thực tế của bạn vì công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã khai đó.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-2 Ban hành kèm theo công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD v/v hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp)

+ Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;

+ Có một trong các giấy tờ sau:

Đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo mô hình chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên thì cần có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau: Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý gồm: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực, Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Đối với công ty TNHH một thành viên được tổ chức và quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và kiểm soát viên thì cần Danh sách người đại diện theo ủy quyền và bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo ủy quyền gồm: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực, Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực…..

Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân cần một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty gồm: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực, Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

b) Đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước) cần Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Tiếp theo là, Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty thì nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh Tỉnh/ thành phố sở tại.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Từ 3-5 ngày sau khi nộp hồ sơ. Đến ngày hẹn trả kết quả, Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền đến nhận kết quả giấy chứng nhận đặng ký doanh nghiệp nếu như hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác.

Kết quả thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cuối cùng là, Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp mới thành lập trên cổng thông tin quốc gia

+ Sau khi hồ sơ hợp lệ và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty cần thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin đăng ký quốc gia. Nội dung công bố bao gồm các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành nghề kinh doanh của công ty;

Lưu ý: Thời hạn doanh nghiệp cần thực hiện đăng bố cáo trên cổng thông tin quốc gia trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục