T6, 09 / 2020 3:57 chiều | hanhdalat

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế kéo theo đó là nhu cầu thành lập hợp tác xã ngày một tăng cao. Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, vừa khuyến khích kinh tế cộng đồng thành viên hợp tác xã, vừa tôn trọng và nâng cao vị thế kinh tế hộ thành viên, góp phần giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường. Vậy để thành lập hợp tác xã cần những điều kiện nào? Trình tự thủ tục thành lập ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau của tư vấn Blue.

Thủ tục thành lập hợp tác xã tại Đà Lạt

1. Thủ tục đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1.1 Cơ sở pháp lý cho việc đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
Luật Hợp tác xã năm 2012;
Nghị định số: 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Thông tư số: 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/05/2014 quy định hướng dẫn về thành lập hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã.
1.2 Điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Điều kiện đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Điều 24 Luật hợp tác xã năm 2012. Theo đó, để có thể thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất, kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm (trong trường hợp hợp tác xã kinh doanh ngành nghề yêu cầu phải có điều kiện thì hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật);
  • Hồ sơ thành lập theo đúng quy định của pháp luật;
  • Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo đúng quy định tại Điều 22 Luật Hợp tác xã;
  • Có trụ sở chính theo quy định tại Điều 26 Luật Hợp tác xã năm 2012.

1.3 Trình tự thực hiện
Trình tự thực hiện đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại

Bước 1: Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền của hợp tác xã dự định thành lập nộp hồ sơ thành lập hợp tác xã tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính; đối với trường hợp thành lập liên hiệp hợp tác xã thì hồ sơ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hợp tác xã có thể gửi hồ sơ thành lập qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan thành lập hợp tác xã, tuy nhiên khi đến nhận giấy chứng nhận thành lập phải nộp hồ sơ bằng văn bản để đối chiếu và lưu hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ:

Cơ quan đăng ký kiểm tra hồ sơ và một số nội dung cần thiết trong hồ sơ.

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ của giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Trong trường hợp được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập liên hiệp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
Nếu đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận lập Giấy biên nhận (gồm 02 bản), một bản giao cho người nộp hồ sơ, một bản được luân chuyển cùng hồ sơ để giải quyết việc đăng ký kinh doanh.

1.4 Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Thành phần Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập thành lập hợp tác xã;
  • Điều lệ hợp tác xã;
  • Phương án sản xuất kinh doanh;
  • Danh sách thành viên;
  • Danh sách Hội đồng quản trị, giám đốc, Ban Kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
  • Nghị quyết Hội nghị thành lập.

Số lượng hồ sơ: 01
1.5 Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan tiếp nhận nhận hồ sơ hợp lệ.

Bài viết cùng chuyên mục