T2, 09 / 2020 9:48 chiều | hanhdalat

Ở Việt Nam hiện tại có rất nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử có thể kể đến như sendo, lazada, shopee, tiki, adayroi, lotte…đang rất phát triển. Nó giúp mọi người có nhiều thời gian hơn để học tập, chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi… và đặc biệt giúp người bán hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn và cạnh tranh, nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ổn định và bền vững hơn, đồng thời nâng cao cả về số lượng và chất lượng của sản phẩm có thể thúc đẩy nền kinh tế cung cầu hiện nay. Thủ tục thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue.

Thủ tục thành lập sàn giao dịch thương mại điện tử tại Lâm Đồng

Căn cứ:

  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 185/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 47/2014/NĐ-CP

1, Phân biệt sàn giao dịch thương mại điện tử và các trang thương mại điện tử?

Nếu nghe qua, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa sàn giao dịch thương mại điện tử và trang thương mại điện tử. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau cả về mô hình lẫn bản chất hoạt động. Cụ thể, theo Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử đó là “website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.” Có thể thấy, các sàn giao dịch thương mại điện tử đóng vai trò trung gian, tạo ra nơi để cho các đối tượng sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ kết nối với những khách hàng có nhu cầu.

Trong khi đó, Nghị định 52 cũng quy định website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng. Khác với các sàn giao dịch, các trang thương mại điện tử được trực tiếp lập nên bởi những đối tượng có hàng hóa, dịch vụ cần cung cấp ra thị trường.

Pháp luật hiện nay quy định, việc thành lập và hoạt động các website thương mại điện tử chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương. Tuy nhiên đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử, những người muốn thành lập phải thực hiện thủ tục đăng ký và được xét duyệt của Bộ Công thương.

2. Không đăng ký có thể bị xử phạt

Việc đăng ký thành lập các sàn giao dịch thương mại điện tử là thủ tục bắt buộc phải thực hiện. Nếu không thực hiện đăng ký đúng quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính: Cụ thể theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

“Điều 81. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký theo quy định;

b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại tên miền;

c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;

d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

e) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.”

Hơn nữa, chủ sở hữu Website còn phải chịu những hình thức xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động từ 06 – 12 tháng và thu hồi tên miền tại Việt Nam

3. Thủ tục đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử

Hiện nay, theo quy định tại Thông tư 47/2014/NĐ-CP quy định việc tiếp nhận và xử lý việc đăng ký website thương mại điện được Bộ Công thương thực hiện trực tiếp tại Công thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Do vậy, việc thực hiện thủ tục cũng chỉ được diễn ra theo một phương thức duy nhất tại địa chỉ www.online.gov.vn. Các bước thủ tục được hướng dẫn như sau:

Bước 1:Truy cập vào website: www.online.gov.vn

Bước 2: Click vào nút “Đăng ký” ở góc trên màn hình để tiến hành đăng ký tài khoản

Bước 3: Sau đó màn hình sẽ hiển thị bảng thông tin đăng ký dành cho 3 đối tượng gồm cá nhân, thương nhân, tổ chức. Sau khi lựa chọn 1 trong 3 loại hình bạn sẽ phải điền đầy đủ thông tin được nêu phía dưới.

Dựa trên những thông tin thực tế của bản thân hoặc doanh nghiệp mình, bạn điền thông tin chính xác vào các mục. Lưu ý rằng, những mục có dấu sao (*) là những mục bắt buộc phải điền.

Bước 4: Sửa đổi, bổ sung nếu được yêu cầu

Sau khi hồ sơ đã được gửi thì trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ có hợp lệ hay không, nếu chưa hợp lệ thì sẽ gửi email tới địa chỉ email các bạn đã đăng ký để yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Do vậy, việc đăng ký email chính xác là rất quan trọng và nên kiểm tra email thương xuyên thời gian này.

Bước 5: Đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử

Thao tác đăng ký thành lập trực tuyến sàn thương mại điện tử được hướng dẫn chi tiết các bác có thể theo dõi trực tiếp ở trên. Trước khi thực hiện việc đăng ký, các bác cần chuẩn bị trước bộ hồ sơ gồm các văn bản sau dưới dạng PDF:

  • Đơn đăng ký cung cấp dịch vụ TMĐT
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Đề án hoạt động
  • Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ TMĐT
  • Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ của website TMĐT với đối tác tham gia mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website đó
  • Các điều kiện giao dịch chung áp dụng cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên website
    Sau khi đã hoàn tất và nộp đầy đủ hồ sơ, thời gian đợi được xét duyệt là 15-30 ngày làm việc.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục