T2, 08 / 2020 3:40 chiều | hanhdalat

Được biết đến là một trong những bộ phận quan trọng làm nên sự phát triển của mỗi công ty, doanh nghiệp, bộ phận kế toán chiếm vị trí chủ chốt và đặc biệt những người kế toán viên phải luôn thật sự tập trung với sự chuẩn xác cao. Vậy kế toán và gì và có những công việc gì, hãy tham khảo bài viết của tư vấn Blue.

Công việc của kế toán doanh nghiệp

Nghề kế toán là gì?
Nghề kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Kế toán là một ngành nghề rất phổ biến và có tính ổn định cao, có vai trò quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào.

1. Công việc hàng ngày:

– Thu thập tất cả các hóa đơn đầu vào, đầu ra phát sinh của doanh nghiệp;

– Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của hóa đơn như: Tên công ty, Mã số thuế, địa chỉ, số tiền…

– Hạch toán và kiểm tra hóa đơn, chứng từ vào phần mềm kế toán;

– Sắp xếp, lưu giữ chứng từ một cách cẩn thận và khoa học

– Làm các công việc khác theo yêu cầu của Giám đốc, kế tóan trưởng…

2. Công việc phải làm hàng tháng:

– Lập tờ khai thuế GTGT theo tháng (DN kê khai theo tháng) và kiểm tra, đối chiếu với hóa đơn nhận được của tháng đó trước khi nộp cơ quan thuế;

– Lập tờ khai thuế TNCN (DN kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải nộp);

– Lập tờ khai các loại thuế khác (Nếu có);

– Tính khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC;

– Tính lương cho NLĐ và khoản trích theo lương;

– Xuất kho, tính giá xuất kho và lập bảng tính giá thành;

– Đối chiếu công nợ khách hàng, nhà cung cấp, các khoản tạm ứng cho nhân viên;

– Nộp tiền BHXH và tiền thuế (Nếu có phát sinh);

– Lập Báo cáo Quản trị và Báo cáo tài chính theo tháng (Ban Giám đốc yêu cầu);

3. Công việc phải làm hàng Quý:

– Lập tờ khai thuế GTGT theo Quý (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo Quý);

– Lập tờ khai thuế TNCN (Nếu DN kê khai theo quý và có phát sinh thuế TNCN phải nộp);

– Lập Báo cáo THSD hóa đơn;

– Tạm tính và nộp thuế TNDN và thuế TNCN (Nếu có phát sinh);

– Lập Báo cáo Quản trị và Báo cáo tài chính theo Quý (Ban Giám đốc yêu cầu);

4. Công việc kế toán phải làm cuối năm

– Lập Báo cáo thuế cho tháng cuối năm hoặc Quý IV: Tờ khai thuế GTGT; Báo cáo tình hình sử dụng HD; Tờ khai thuế TNCN (Nếu có);

– Kiểm kê Quỹ, Hàng tồn kho và Đối chiếu công nợ;

– Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN và thuế TNCN theo năm;

– Đối chiếu sổ sách và lập BCTC năm: Bảng cân đối kế toán, Kết quả hoạt động kinh doanh; Cân đôi TK (DN dùng TT133/2016/TT-BTC) hoặc Lưu chuyển tiền tệ (DN dùng TT200/2014/TT-BTC);

– In sổ sách, chứng từ và trình ký;

– Nộp thuế TNDN và thuế TNCN (Nếu có phát sinh).

Những yêu cầu riêng của người làm nghề Kế toán.

  • Người kế toán cần sự nhanh nhạy và phán đoán tình hình tốt.
  • Năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong nghề, thường xuyên tích lũy các kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
  • Có kỹ năng tin học văn phòng và trình độ ngoại ngữ tốt.
  • Cẩn thận, chăm chỉ, tỉ mỉ.
  • Trung thực.
  • Năng động, sáng tạo trong công việc.
  • Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp, quản lí thời gian.
  • Chịu được áp lực cao trong công việc

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục