Mỗi loại hình có những cách hạch toán đặc trưng, riêng biệt và áp dụng các chế độ kế toán khác nhau. Nhưng cho dù là hoạt động ở lĩnh vực nào thì bộ phận kế toán luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức. Vậy kế toán ngân hàng tại các doanh nghiệp làm những công việc gì, nhiệm của cụ thể của họ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết sau đây!
Nhiệm vụ cụ thể của kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp
1. Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty.
2. Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
3. Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung.
4. Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng.
5. Thường xuyên kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng vào mỗi ngày để có các báo cáo cho trưởng phòng nhằm kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
6. Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
7. Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
8. Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.
9. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)…và nộp ra ngân hàng.
10. Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng.
11. Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.
12. Lập và nộp hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.
13. Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.
14. Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
15. Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.
16, Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.
17. Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC.
18. Theo dõi, liên lạc để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng.
19. In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.
20. In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.
21. Tổ chức lưu trữ chứng từ: Giấy nộp tiền NSNN, biên lai nộp thuế, UNC nộp thuế…của thuế NK, GTGTNK, TTĐB…(nếu có).
22. Làm bút toán chênh lệch tỷ giá, bên cạnh đó để kiểm soát dữ liệu kịp thời chính xác, kế toán ngân hàng đối soát với Kế toán công nợ để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng cũng như việc thanh toán cho nhà cung cấp vào cuối tháng.
Lưu ý khi làm kế toán ngân hàng tại doanh nghiệp
Làm kế toán ngân hàng bạn cần lưu ý đến các chữ ký ở các tờ Séc, Ủy nhiệm chi. Trong quá trình làm phát sinh các nghiệp vụ, kế toán cần lưu ý tập hợp đủ chứng từ và kẹp thành bộ để dễ dàng kiểm tra cũng như rà soát về số liệu. Kế toán ngân hàng cũng cần cập nhật kịp thời để có số dư phục vụ cho việc lên kế hoạch thanh toán của công ty.
Các giấy nhận nợ( nếu vay ngân hàng) thì phải lưu trữ cẩn thận, sắp xếp theo số thứ tự, đối với hóa đơn trên 20 triệu, nếu chiết khấu thanh toán nên photo chứng từ ngân hàng kẹp cùng hóa đơn, chứng từ ngân hàng gốc của những hóa đơn trên 20 triệu thì kẹp cùng sổ phụ 112.
Tùy vào các vị trí kế toán khác nhau mà bạn cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau, tuy nhiên, một trong những yêu cầu cơ bản đối với người làm kế toán ngân hàng tại các doanh nghiệp là cần phải nắm vững kiến thức chung về nghiệp vụ kế toán. Nếu kiến thức còn hổng nhiều bạn nên tham gia các khóa học nghiệp vụ về kế toán và học hỏi ở những đồng nghiệp xung quanh.
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.