T7, 09 / 2020 3:58 chiều | hanhdalat

Thuế là một nguồn thu của ngân sách nhà nước và có tác động lớn đến các chủ thể kinh doanh cũng như người tiêu dùng trong nền kinh tế. Một trong những sắc thuế có phạm vi tác động rộng lớn nhất là thuế giá trị gia tăng mà người tiêu dùng là đối tượng chi trả thông qua quá trình mua sắm hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng được tính chung vào giá cả hàng hóa, dịch vụ và các chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có vai trò như “người thu hộ” tiền thuế giá trị gia tăng từ người tiêu dùng và nộp vào ngân sách nhà nước thông qua nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Vậy đâu là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp mới là gì? Hãy cùng tìm hiểu bài viết của tư vấn Blue.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp mới

Phương pháp tính thuế GTGT cho DN mới thành lập, Hiện nay, theo quy định của pháp luật có 2 phương pháp tính thuế GTGT cho các loại hình doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp mới thành lập gồm:

+ Phương pháp khấu trừ thuế.

+ Phương pháp tính trực tiếp.

Sau đây Quyết Thắng sẽ phân tích những ưu nhược điểm của từng phương pháp, qua đó đề ra một số kiến nghị về việc lựa chọn cách tính thuế GTGT phù hợp với doanh nghiệp mới thành lập.
Phương pháp khấu trừ thuế.
Đối tượng áp dụng:

Áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán; hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ thuộc một trong các đối tượng sau:

1. Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp);

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò; phát triển và khai thác dầu; khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay.

3. Cơ sở kinh doanh đáp ứng điều kiện và đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp). Các cơ sở kinh doanh này gồm:

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán; sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp mới thành lập có thực hiện đầu tư theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Doanh nghiệp; hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm; nhận góp vốn bằng tài sản cố định; máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Tổ chức nước ngoài; cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ.
Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào; đầu ra không bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phương pháp tính trực tiếp.
Đối tượng áp dụng:

Là các DN còn lại có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng nhưng không đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ.

Phương pháp tính thuế GTGT cho DN mới thành lập
Ưu – nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế và tính trực tiếp.
Phương pháp khấu trừ :
Ưu điểm:
+ DN được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, được hoàn thuế.

+ DN có hóa đơn GTGT đầu ra cho khách hàng là DN cần hóa đơn GTGT để khấu trừ thuế đầu vào.

Nhược điểm:
+ DN phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ.

=> Hóa đơn sử dụng là hóa đơn giá trị gia tăng.

Phương pháp tính trực tiếp:
Ưu điểm:
+ DN không cần phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán; sổ sách, hóa đơn; chứng từ, không cần các hóa đơn GTGT ở đầu vào vì không được khấu trừ thuế.

+ Thuế GTGT được thu trực tiếp trên doanh thu, (tỷ lệ này chỉ từ 1% – 5%, tùy ngành).

Nhược điểm:
+ Không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ.

=> Hóa đơn sử dụng là hóa đơn bán hàng.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Bài viết cùng chuyên mục