T4, 08 / 2020 7:13 chiều | hanhdalat

Tài sản trí tuệ (TSTT) ngày càng được thừa nhận có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nội lực của doanh nghiệp và có đóng góp tích cực đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều bằng chứng thực nghiệm trên thế giới đã khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa TSTT và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp càng phát triển nhiều TSTT thì càng có khả năng đạt được nhiều doanh thu hơn. Như vậy các doanh nghiệp cần phải chú trọng bảo vệ quyền SHTT. Vậy Sở hữu trí tuệ là gì và Các loại hình tài sản trí tuệ gồm những gì. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue.

Các loại hình SHTT

Sở hữu trí tuệ là gì?
Tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Người tạo ra tài sản trí tuệ có quyền được ghi nhận và hưởng lợi ích từ sản phẩm do chính mình tạo ra.

Các loại hình tài sản trí tuệ
Copyright
Copyright, hay còn gọi là tác quyền, là một thuật ngữ dùng để chỉ quyền sở hữu của tác giá lên các tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật ở đây bao gồm: âm nhạc, kịch, phim ảnh, hội họa, thiết kể, nhiếp ảnh,…

Khi các sản phẩm nghệ thuật được hoàn thành, nó đương nhiên được tự động gắn quyền tác giả vào đó. Ký hiệu của copyright là biểu tượng ©, đi kèm tên tác giả, năm hoàn thành tác phẩm, và các yếu tố khác theo luật.

Với tác quyền, người sở hữu hoàn toàn có quyền được sao chép tác phẩm, sử dụng tác phẩm vào các mục đích khác nhau, biểu diễn tác phẩm và phân phối các bản sao tới công chúng.

Tác giả có thể hoặc không cần đăng ký tác quyền với sản phẩm của mình. Nhưng việc đăng ký có thể giúp tác giả kéo dài thời gian được luật pháp bảo vệ triệt để quyền của mình lên tới 70 năm.

Trademark ™ và Registered Trademark ®
Trademark (TM) và Registered Trademark (R), đều được hiểu là nhãn hiệu trong tiếng Việt, là dấu hiệu phân biệt, nhận biết giữa sản phẩm, dịch vụ của công ty A với sản phẩm dịch vụ của công ty B.

Trên thực tế, khi một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu ra đời, doanh nghiệp sản xuất ra nó có quyền đặt tên riêng cho nó, thiết kế logo và bộ nhận diện đặc trưng.

Sự phân biệt giữa Trademark và Registered Trademark ở đây là:

+ Registered Trademark là những nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký quyền sở hữu chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì thế, nó được pháp luật bảo hộ đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật.

+ Trademark là nhãn hiệu chưa đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính vì thế, trademark không được quyền bảo hộ về mặt pháp lý.

Patent
Patent (hay còn gọi là bằng sáng chế), chính là quyền công nhận và sở hữu một phát minh trí tuệ nào đó.

Bằng sáng chế cho phép người sở hữu được quyền phân phối quyền sử dụng phát minh của mình vào bất kỳ hình thức nào (như sử dụng trong mục đích thương mại, phi thương mại, mục đích nghiên cứu, học tập,…).

Ví dụ:

Nobel – nhà khoa học phát minh ra thuốc nổ Dynamite – có quyền cho phép các công ty vũ khí sử dụng phát minh của ông vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, họ phải trả cho ông một số tiền nhất định để sử dụng chúng.

Thiết kế công nghiệp
Bất kỳ một thiết kế công nghiệp nào đều được công nhận và bảo hộ bởi pháp luật. Thiết kế đó có thể được thể hiện dưới dạng ba chiều (như hình dáng, chất liệu sản phẩm), hoặc được thể hiện dưới dạng hai chiều (hoa văn, màu sắc, đường nét sản phẩm).

Ví dụ:

Tất cả mọi khía cạnh liên quan tới thiết kế của chiếc điện thoại iPhone của Apple đều được pháp luật bảo hộ, từ hình dáng, chất liệu, cho tới đường nét, màu sắc mà nhà sản xuất sử dụng cho sản phẩm.

Vị trí địa lý
Việc sử dụng vị trí địa lý để gắn kết nơi sản xuất sản phẩm, dịch vụ cũng được quy định trong luật pháp.

Ví dụ:

Những sản phẩm tỏi đen được sản xuất tại Phú Quốc được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ. Những sản phẩm tỏi đen khác mà không sản xuất từ Phú Quốc không được phép sử dụng địa danh địa lý này để quảng bá cho sản phẩm của mình.

 

Bài viết cùng chuyên mục