T4, 08 / 2020 7:06 chiều | hanhdalat

Đăng ký sở hữu trí tuệ là cách duy nhất để bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước và nước ngoài. Tạo hành lang pháp lý bảo vệ loại tài sản vô hình này.  Đăng kí sở hữu trí tuệ thương hiệu cần lưu ý những gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau của tư vấn Blue.

Lưu ý khi đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu

Về bản chất, thương hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
Thương hiệu muốn được bảo hộ cần đáp ứng được những điều kiện gì?Không phải nhãn hiệu nào khi nộp hồ sơ đăng ký cũng đều có thể thực hiện đăng ký thành công. Trước hết muốn đăng ký được thì nhãn hiệu phải đáp ứng được các yếu tố sau:
– Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ phải là dấu hiệu có thể nhìn thấy được dù thể hiện dưới hình thức nào. Ví dụ như thể hiện thông qua chữ cái, hình vẽ, từ ngữ…
– Nhãn hiệu đăng ký phải có khả năng phân biệt, không trùng lặp, gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác.
Ví dụ: Nhãn hiệu SONY có khả năng phân biệt hoàn toàn với nhãn hiệu OPPO, hay giữa nhãn hiệu DAIKIN với nhãn hiệu PANASONIC…;
– Nhãn hiệu không được giống với hình quốc kỳ, quốc huy các nước hay tương tự với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên của tổ chức, cơ quan nhà nước; không được giống với tên, biệt hiệu, bút danh của các lãnh tụ, anh hùng Việt Nam và thế giới.
Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu
Đối tượng nào được đứng tên đăng ký thương hiệu?Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, có 02 đối tượng được phép đứng tên hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu. Đó là:
– Doanh nghiệp, tổ chức, pháp nhân, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký;
– Cá nhân đứng tên đăng ký.
Lưu ý: Các đối tượng nêu trên không phân biệt quốc tịch, quốc gia đều có thể nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu tại Việt Nam.
Như vậy, nếu muốn tận dụng ưu thế, quyền đối với thương hiệu sớm, cá nhân thành lập doanh nghiệp/hộ kinh doanh thậm chí có thể đăng ký sở hữu trí tuệ trước thời điểm doanh nghiệp/ hộ kinh doanh được thành lập mà không bắt buộc phải đợi doanh nghiệp/hộ kinh doanh đã thành lập, đi vào hoạt động mới tiến hành thủ tục này.
Điều kiện về thương hiệu được đăng kýHiện nay thương hiệu không phải là một tài sản trí tuệ được đăng ký sở hữu trí tuệ và bảo hộ trực tiếp theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức vẫn có thể bảo hộ cho thương hiệu thông qua các dấu hiệu cụ thể của nó ( trên thực tế các dấu hiệu này được gọi một cách khái quát là bộ nhận diện thương hiệu).
Đối chiếu theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay, việc bảo hộ thương hiệu được thực hiện thông qua các thủ tục pháp lý cụ thể như:
+ Đăng ký nhãn hiệu (VD: đối với logo, slogan in trên bao bì các sản phẩm của công ty,…);
+ Đăng ký kiểu dáng công nghiệp (VD: đối với bao bì sản phẩm của công ty,…)
+ Đăng ký bản quyền (VD: đối với website công ty, thước phim giới thiệu công ty,…),…
Tùy thuộc và nhu cầu, lợi ích cụ thể mà cá nhân, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp với đối tượng mong muốn. Với mỗi hình thức đăng ký, loại tài sản trí tuệ cụ thể pháp luật sở hữu trí tuệ yêu cầu điều kiện bảo hộ cụ thể khác nhau. Do đó, các chủ thể muốn tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu cần tìm hiểu kỹ càng quy định pháp luật, từ đó cũng đánh giá khả năng đăng ký thành công trước khi nộp hồ sơ đăng ký.
Lợi ích khi đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu

Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu cho hàng hóa, dịch vụ mang lại lợi ích về mọi mặt cho doanh nghiệp:
+ Trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu bị làm giả làm nhái hoặc tương tự; khi đó cần phải chứng minh cá nhân/ doanh nghiệp là chủ sở hữu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Giấy chứng nhận đăng ký là chứng từ chứng minh thuyết phục quyền của chủ sở hữu/tác giả
+ Sau đăng ký, các dấu hiệu đăng ký trở thành tiêu chí giúp phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của các đơn vị khác trên cùng thị trường liên quan, từ đó ghi dấu được hình ảnh, ấn tượng đối với người tiêu dùng, góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường;
+ Sau khi đăng ký thành công, chủ sở hữu có thể tự do thực hiện thủ tục cho thuê, chuyển nhượng cho một bên khác để thu lợi nhuận. Việc cho thuê hay chuyển nhượng để nhiều bên cùng hoạt động góp phần mở rộng kinh doanh, quảng bá sản phẩm, làm nhiều người biết đến thương hiệu hơn. Điều này đồng thời kích thích sự phát triển lớn mạnh hơn của doanh nghiệp.
Đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu
Cần những giấy tờ gì để đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu?Để đăng ký sở hữu trí tuệ thương hiệu, cá nhân, tổ chức tùy vào hình thức đăng ký chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp.
Ví dụ: Khi đăng ký nhãn hiệu, hồ sơ cần chuẩn bị gồm các thành phần sau:
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo. Lưu ý mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Một số tài liệu khác trong trường hợp riêng biệt.

Bài viết cùng chuyên mục